Giải đáp phụng vụ: Mỗi ngày có thể đặt Mình Thánh Chúa mấy lần?_Thầy Giuse Nguyễn Trọng Đa.

  Giải đáp phụng vụ: Mỗi ngày có thể đặt Mình Thánh Chúa mấy lần?

 

  Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

  Hỏi: Chúng concác nữ tu sĩ truyền giáo ở trong một tu viện tại Thái Lan. Câu hỏi của chúng con là: Bao nhiêu lần trong một ngày, Mình Thánh Chúa có thể được đặt trong nhà nguyện của chúng con? Nghĩa là đặt Mình Thánh Chua mà không có giờ chầu? - M. D., Mae Sot, Tak, Thái Lan.
  Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ chúng ta nên hỏi ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần là gì.
  Nếu biết ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần, thì điều này đòi hỏi các nhóm người khác nhau tụ họp lại để chầu Thánh Thể trong khoảng từ 30 phút đến một giờ. Trong thời gian đặt Mình Thánh Chúa, các tín hữu có thể hát thanh ca, đọc Kinh thánh, cầu nguyện cùng nhau, và trên hết là dành một chút thời gian để trò chuyện cầu nguyện trong thinh lặng với Chúa Kitô. Nếu mỗi nhóm thực sự khác nhau, thì trong thực tế không có quy tắc hay giới hạn nào được đặt ra cho việc đặt Mình Thánh Chúa bao nhiêu lần, nhưng điều này sẽ được thừa nhận là một tình huống rất hiếm và kém lý tưởng. Người ta cũng cho rằng mỗi lần đặt Mình Thánh Chúa trong thởi gian ngắn sẽ kết thúc với giờ chầu Thánh Thể..
  Vì các nữ tu đặc biệt hỏi về việc đặt Mình Thánh Chúa mà không có giờ chầu, tôi nghĩ chúng ta nên đặt lại câu hỏi, và hỏi liệu bao nhiêu lần mỗi ngày việc đặt Mình Thánh Chúa lâu giờ có thể bị gián đoạn trong ngày.
  Trong cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài, các tín hữu và/hoặc một cộng đồng tu sĩ thường thay phiên nhau chầu, mặc dù điều này không loại trừ các giai đoạn cầu nguyện cộng đồng trước Thánh Thể.
  Nếu cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài sẽ tạm thời bị gián đoạn (thí dụ, trong đêm hoặc cho phép một số cử hành khác), Mình Thánh Chúa được cât vào nhà tạm, và sau đó được đặt một lần nữa mà không có nghi thức đặc biệt nào, ngoại trừ sự tôn kính thông thường được dành cho phép Thánh Thể.
  Các chuẩn mực liên quan đến việc này được tìm thấy trong tài liệu năm 1973 của Thánh Bộ Phượng Tự, huấn thị Eucharistiae sacramentum (Bí tích Thánh Thể), ban hành bản mẫu sửa đổi của các nghi thức cho rước lễ và chầu Thánh Thể bên ngoài Thánh lễ.

   Số 83 của tài liệu này cấm cử hành Thánh lễ trong khi đặt Mình Thánh Chúa, mặc dù nếu việc đặt Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một hoặc nhiều ngày, thì nó bị gián đoạn trong thời gian Thánh lễ.
  Số 86 nói rằng các cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài chỉ nên được tổ chức, nếu có một số lượng tín hữu đông đảo để Mình Thánh Chúa không bị bỏ mặc.
  Số 88 cho phép các gián đoạn ngắn, mà trong đó Mình Thánh Chúa được cất giữ một cách đơn giản, nếu không có đủ người chầu Thánh Thể trong ngày. Người ta cũng giới hạn các gián đoạn này tối đa hai lần một ngày, thí dụ, vào giữa trưa và ban đêm.
  Với tất cả các điều này cần nhớ, một cộng đoàn tu sĩ thực hành các giai đoạn chầu kéo dài trước Thánh Thể được đặt ra, có thể tổ chức các thời kỳ này trong khi tôn trọng giới hạn không quá hai lần đặt Mình Thánh Chúa trong một ngày. Cộng đoàn tuỳ nghi thiết lập sự hợp lý đằng sau các quyết định của mình, dựa trên sứ mạng, đoàn sủng và nhu cầu của cộng đoàn.
  Do đó, thí dụ, một cộng đoàn có thể đặt Mình Thánh Chúa đầu tiên vào buổi sáng, gián đoạn việc đặt để dành thì giờ cho Thánh lễ, và có một sự gián đoạn đơn giản khác vào ban trưa. Việc đặt Mình Thánh Chúa có thể được thực hiện một lần nữa vào lúc nào đó trong buổi chiều cho các giai đoạn thở kính tiếp theo, và dẫn đến giờ Chầu Thánh Thể.
  Trong hầu hết các trường hợp, việc đặt Mình Thánh Chúa hàng ngày sẽ kết thúc với giờ Chầu vào cuối ngày, ngoại trừ trong trường hợp dự đoán rằng việc đặt Mình Thánh Chúa là vĩnh viễn, hoặc ít nhất là kéo dài trong vài ngày.
  Trong trường hợp sau, có thể tổ chức giờ chầu trùng với sự hiện diện của cả cộng đoàn, hoặc một nhóm tín hữu khá đông.
  Giờ chầu thường kết thúc một thời kỳ đặt Mình Thánh Chúa,Mình Thánh Chúa được lưu giữ vào nhà tạm sau nghi thức này.
  Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc khó khăn và nhanh vội.các trường hợp chầu vĩnh viễn hoặc kéo dài, mà trong đó Giờ chầu kết thúc một hoạt động cộng đoàn, nhưng Mình Thánh Chúa không được lưu giữ vào nhà tạm, các phiên chầu vẫn tiếp tục. (Zenit.org 30-6-2020)           

   Nguyễn Trọng Đa

 

https://zenit.org/2020/06/30/liturgy-qa-multiple-expositions-of-blessed-sacrament/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liturgy Multiple Expositions of Blessed Sacrament

Limit is 2 Reservations a Day

June 30, 2020 08:00

Answered by Legionary of Christ Father Edward McNamara, professor of liturgy and sacramental theology and director of the Sacerdos Institute at the Pontifical Regina Apostolorum university.

 Q: We are a convent of religious missionary sisters in Thailand. The question is: How many times in a day can the Blessed Sacrament be exposed in our oratory? That is, exposition without Benediction? — M.D., Mae Sot, Tak, Thailand

 A: First, I think we should ask what is meant by multiple expositions.

 If what is meant is truly multiple expositions, then that entails different groups of people who gather together for brief expositions of the Blessed Sacrament of between 30 minutes to an hour. During exposition, the faithful may sing, read Scripture, pray together, and above all dedicate some time in silent prayerful conversation with Christ. If each group is truly different, then there is in fact no set rule or limit to how many times exposition would take place, but this would be admittedly a very rare and less than ideal situation. It would also be supposed that each brief exposition would conclude with Benediction.

 Since the sisters specifically ask about exposition without Benediction, then I think we should rephrase the question and ask how many times each day may a single prolonged exposition be interrupted during the day.

 In prolonged expositions, the faithful, and/or a religious community usually take turns in adoration, although this does not exclude periods of community prayer before the Blessed Sacrament.

 If a prolonged exposition is to be temporarily interrupted (for example, during the night or to allow some other celebration), the Blessed Sacrament is reserved and later exposed anew with no special ceremonial whatsoever except the usual reverence attributed to the Eucharist.

 The norms regarding this are found in the 1973 document of the Sacred Congregation for Divine Worship, “Eucharistiae Sacramentum,” Promulgating the editio typica of rites for holy Communion and worship of the Eucharist outside Mass.

 No. 83 of this document forbids the celebration of Mass during exposition, although if the exposition is to continue for one or more days, then it is interrupted during Mass.

 No. 86 says that prolonged expositions should be held only if there is a congruous number of faithful so that the Blessed Sacrament is not left unattended.

 No. 88 allows for brief interruptions in which the Blessed Sacrament is reserved in a simple manner, should there be insufficient adorers during the day. It also limits these interruptions to a maximum of twice a day, for example, at midday and at night.

 With all this in mind, a religious community that practices prolonged periods of adoration before the Blessed Sacrament exposed would be able to organize these periods while respecting the limit of no more than two reservations a day. It is up to the community to establish the rationale behind its decisions based on its mission, its charism, and the needs of the community.

 Thus, for example, a community could have the first exposition in the morning, interrupt for Mass, and have another simple interruption during lunch. The exposition could be renewed once more at some time in the afternoon for further periods of adoration leading up to Benediction.

 In most cases, the daily exposition would conclude with Benediction at the end of the day, except in the case that it is foreseen that exposition is perpetual or at least prolonged over several days.

 In the latter situation, it is possible to organize Benediction to coincide with the presence of the whole community or a significant congregation of faithful.

 Benediction usually concludes a period of exposition, and the Blessed Sacrament is reserved after this rite.

 However, this is not a hard and fast rule. There are cases of perpetual or prolonged adoration in which Benediction concludes a community activity, but the sacrament is not reserved and the turns of adoration continue.

 

Tìm Hiểu:

SUBSCRIBE

Từ khóa