ĐỌC Ý CHÚA TRONG XV
Nhìn qua biến cố để tạ ơn: Khi “người được đồng hành” kể về biến cố đem lại bình an hoặc hạnh phúc, thì bạn hãy hướng lòng họ dâng lời tạ ơn.
Đức tin và đức khiêm nhường chế ngự và chiến thắng tội kiêu ngạo (mê trí mình)
MÊ TRÍ MÌNH (Kiêu ngạo): Người mê trí mình, thường cho những suy nghĩ của mình, trí của mình là tuyệt vời, là nhất, và không ai hơn được (x. Tu Đức Học trang 323).
Tạ ơn vì chiến thắng thế gian, Xa-tan, và đam mê của mình: Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta (1 Cr 15,57).
Đau khổ để chúng ta học biết Thánh Ý Chúa: “Đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài” (x. Tv 118,71). Khi người được đồng hành nhận ra đa mê trần tục thì họ cũng nhận ra Ý Chúa muốn họ.
Con ca ngợi Chúa vì Chúa đã yêu thương dạy dỗ con nhận ra thánh ý Chúa sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, qua biến cố này và con thấy mình “chẳng là gì cả”.
Trong khi làm bài “đồng hành với chính mình”, trong phần ca ngợi Thánh Ý Chúa, bạn ca ngợi Chúa vì Chúa đã yêu thương thánh hoá và thanh luyện bạn qua biến cố này,và Chúa yêu thương cho con biết Chúa là Đấng ................
Trước khi làm bài “đồng hành với chính mình”, bạn cần nhận diện được đam mê của mình, bạn cần coi đam mê đó cụ thể là những vấp ngã nào. 150 đề mục về 7 đam mê trần tục sẽ giúp bạn làm điều đó
Các Tu sĩ tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, thanh bần và tuân phục (x. Giáo Luật 573 § 2) dựa trên các giáo huấn và gương sáng của Đức Ki-tô (x. Giáo Luật 575).
Người mê chơi có tính xấu ăn xong ngồi rồi, không muốn bắt tay làm việc, nhất là việc đạo đức, việc bổn phận. Người lười biếng thường ơ hờ, trễ nãi, lừng khừng không tha thiết gì với công việc; người lười biếng cẩu thả, làm lấy có lấy rồi, không chủ tâm làm cho tới chỗ tuyệt mỹ hảo; người lười biếng lại chậm chạp, việc gì cũng giãn ra, rồi có khi mượn lý do không đâu để bỏ hẳn (x. Tu Đức Học trang 335).
Người mê dâm dục ham muốn sự vui sướng xác thịt (khoái cảm sinh cơ) cách bất chính trong tư tưởng, lời nói hoặc việc làm. Người mê dâm trí lòng của họ những hướng chiều về khoái lạc đê hèn, chẳng thiết gì cầu nguyện tu đức. Con người mê dâm chỉ biết chạy theo nhục dục, thân thể ra suy nhược, trái tim khô cằn, đời sống hao mòn trong sự uế nhơ (x. Tu Đức Học trang 333).
Người mê ăn mê uống quá độ để tìm cảm khoái, đó là tính mê ăn. Người mê ăn dường như sống để ăn, chớ không phải ăn để sống ; họ coi miếng ăn là trên hết. Ăn quá no, uống quá say còn mở đường cho tội nói càn và dâm dục, “vì rượu chè đưa tới truỵ lạc” (Ep 5,18)
Người mê của cải mình yêu quý của cải vật chất hay tinh thần của mình quá đáng mà sinh ra tính hà tiện. Người mê của cải thường lo lắng, bồn chồn về của cải, không dám ăn tiêu cho đủ, không chịu giúp đỡ người nghèo, cứ bo bo giữ của.
Người mê của cải của người khác nên sinh ra ghen tị ; họ mê của cải vật chất (nhan sắc, bạc tiền ...) hoặc tinh thần (tài năng, nhân đức... ). Người ghen tị không muốn ai hơn mình, hễ thấy ai hơn thì buồn rầu, tức tối, có khi còn muốn cho người ta mất sự lành ấy nữa. Đó là tính ghen tị, cũng gọi là ghen ghét, phân bì, tị nạnh (x. Tu Đức Học trang 326).
Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác (Lc 6,35).
“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy” (Gl 5,19-21a).
Giác quan linh thánh còn gọi là “trực giác siêu nhiên”(Pl 1,9): Giác quan linh thánh là một giác quan làm cho người ta hiểu được, đọc được Thánh Ý Chúa nói với chúng ta qua các dấu chỉ của thời đại (thời điềm), hoặc dấu chỉ của cuộc sống (hoàn cảnh, biến cố).
Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi (Mt 6,2).
Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho (Cl 1,9).
“Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về anh em trong Đức Ki-tô Giêsu” (1 Th 5,18).