1_Bài viết về Luyện Ngục
Đây là bản dịch cuốn "Le manuscrit du Purgatoire" in tại Pháp năm 1966 có giáo quyền Roma chuẩn ấn.
Chúng ta không bao giờ hiểu rõ rằng: mỗi việc bố thí, dù lớn hay nhỏ, một khi chúng ta làm cho người nghèo, là chúng ta làm cho Thiên Chúa. Người nhận lấy nó và Người báo đền như chúng ta dâng cho Người. Như vậy, tất cả những gì chúng ta làm cho các linh hồn. Thiên Chúa sẽ chấp nhận như ta làm cho Người vậy. Đó chẳng khác gì như chính chúng ta đã phóng thích Người ra khỏi chốn luyện hình.
Tháng 11 được Giáo Hội dành để cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục và dạy ta: nếu muốn khỏi xuống luyện ngục sau khi chết, thì bao lâu còn sống trên đời, hãy chịu khó làm việc đền tội và ra sức cứu giúp các linh hồn nơi luyện ngục.
Hạn từ “Luyện ngục” gợi lên suy nghĩ của những người Công giáo về điều gì đó tựa như một nơi khổ hình, một nơi rộng lớn cho những người trong đó chờ được cứu thoát, tuy chưa hoàn hảo trọn vẹn, họ vẫn chờ ngày được bước vào “quê trời”. Và trong thời gian ấy, họ phải chịu tất cả những cực hình.
Đáp: Trong Sách Samuel chương 12, câu 13-18. “Vua Đavít nói với Nathan: ‘Tôi đã phạm tội nghịch lại cùng Chúa’. Và Nathan nói với Đavít: ‘Thiên Chúa cũng sẽ tha tội cho ngài; ngài sẽ không phải chết. Tuy nhiên, vì ngài đã phạm tội nặng nề coi thường Thiên Chúa, đứa con ngài sinh ra sẽ phải chết’. Và Thiên Chúa đã giáng phạt trên đứa bé mà vợ tướng Uria sinh ra cho Đavít, nó bị bệnh… 70 ngày sau, đứa bé đã chết”. Catholic Scriptural Principle # 1 – Có hình phạt cho tội lỗi mặc dù là đã được tha thứ.
“Một hôm, tôi (Nữ tu Emmanuel Maillard) đọc cách rất chăm chú cuốn sách về Các linh hồn Luyện Ngục. Điều đánh động tôi rất nhiều, vì nó liên quan đến những chứng cớ đã xảy ra và cũng giải thích rất rõ học thuyết của Giáo Hội về vấn đề Luyện ngục. Đó là cuốn sách của Maria Simma, nói về “Các Linh hồn Luyện ngục…nói với tôi”.
Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Nếu tôi không lầm thì trong tiếng Việt, chúng ta dùng hai từ đồng nghĩa: luyện ngục hay lửa luyện tội. Xét dưới khía cạnh thần học thì có lẽ hai từ ấy đều không chỉnh, bởi vì “luyện ngục” xem ra nhấn mạnh đến nơi tù ngục giam cầm. Nhưng thử hỏi: làm sao có thể nhốt các linh hồn là loài thiêng liêng được? Chúng ta có thể lấy gông cùm, xích sắt trói buộc thân xác, hoặc xây cất xà lim với tường xi măng cốt thép để nhốt tội nhân, nhưng với loài thiêng liêng thì làm sao mà trói buộc được?