1. Bài viết về Đức Giáo Hoàng
Trong một bài phân tích tin tức ngày 16 tháng Tư, nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux cho rằng ba vị giáo hoàng gần đây nhất đã triển khai một quan điểm về tính có thể sai lầm nơi các vị giáo hoàng.
Tai tiếng bao che lạm dụng tình dục ở Chile đang làm uy tín của Đức Phanxicô bị thiệt hại nặng nề. Theo ngài, cuộc khủng hoảng đau lòng này là do tin tức không chân thực và quân bình. Mà tin tức này chắc chắn ngài không chịu trách nhiệm. Ai chịu trách nhiệm? Đó là câu hỏi đặt ra từ lâu, từ những ngày chưa có tuyên bố của Đức Phanxicô. Vị sứ thần Tòa Thánh tại Chile thì hoàn toàn im lặng. Còn người đứng đầu giáo hội Chile thì quả quyết rằng không phải ngài cũng như bất cứ vị giám mục Chile nào. Và ngài tha thiết mong những người chịu trách nhiệm hãy xuất hiện và thừa nhận với mọi người, một điều không phải riêng ngài mong đợi mà là toàn thể Giáo Hội, những người không muốn Đức Giáo Hoàng của họ bị một tai tiếng quá lớn về uy tín như thế này.
Vào ngày Chúa Nhật ĐGH Phanxicô đã lập lại lời Ngài nhắc nhủ nhiều lần rằng chớ tin vào tử vi bói toán mà hãy tin vào Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới là Đấng bảo toàn cho chúng ta trong những cơ thử thách và khó khăn.
Trong một bức thư gửi cho hàng giám mục của Chile (Chí Lợi, Chi Lê), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thừa nhận "sai lầm nghiêm trọng" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục lớn ở đây và cầu xin được tha thứ.
Việc phải đến đã đến: Đức Phanxicô chính thức và rất khiêm nhường lên tiếng xin lỗi về việc xử lý tai tiếng lạm dụng tình dục ở Chile.
Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi là làm sao chúng ta giải thích điều này? Chính vì David biết mình là kẻ có tội, nên ông luôn xin ơn tha thứ, trong khi Solomon được bao người ca ngợi, đã tách mình ra khỏi Thiên Chúa để theo thần ngoại, nhưng lại không nhận ra sai phạm của mình.
rong bài “The Pope’s fight against Satan” – “Cuộc chiến chống Satan của Đức Giáo Hoàng”, ký giả Andrea Tornielli của tờ Vatican Insider đưa ra một tổng kết
“Liberating a Continent: John Paul II and the Fall of Communism – Giải phóng một đại lục: Gioan Phaolô II và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản” là tiêu đề bộ phim tài liệu mới về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang được trình chiếu tại Hoa Kỳ.
Nhân dịp kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên ngày 13 tháng 5 năm 1917, cách nay 99 năm, báo chí Công Giáo viết nhiều chung quanh ý nghĩa của sự kiện Fatima nói chung.
Trẻ con chưa bao giờ đàng hoàng như thế trong thánh lễ. Chúng cũng chưa từng thức dậy vào lúc 6 giờ kém 15 phút sáng mà không kèo nhèo phản đối. Hôm đó là ngày thứ bảy 11 tháng 5-2013, và các con tôi, Juan Pablo 8 tuổi và Carolina 5 tuổi rưỡi, chúng biết chúng sắp được gặp Đức Phanxicô lần đầu tiên kể từ khi ngài trở thành Giáo hoàng, chúng đã chỉnh tề trong bộ đồ màu trắng.
Triều Giáo hoàng Phanxicô sẽ bước qua năm thứ tư. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Mêhicô hai năm sau ngày bầu chọn 13 tháng 3 của mình, Đức Phanxicô tuyên bố: “Tôi có cảm tưởng triều giáo hoàng của mình sẽ ngắn, 4 hoặc 5 năm, cũng có thể 2 hoặc 3 năm. Hai năm đã qua.
Tháng 1-2016 vừa qua, Đức Phanxicô đã tiếp các thành viên của Giáo hoàng Học viện Argentina tại Rôma nhân dịp có chuyến thăm mục vụ của Hội đồng Giám mục các Bộ, của Hội nghị Giám mục (CEMIN).
Ngày 8 tháng 3 năm 2016, trong một phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, linh mục Lombardi giải thích “cuộc cải cách của Đức Phanxicô không được vạch trước nhưng, cuộc cải cách trước hết là chất vấn trước các vấn đề hiện tại.” Sắp đến ngày kỷ niệm ba năm Đức Giáo hoàng Argentina được bầu chọn, giám đốc Văn phòng báo chí Vatican nói đến “quyền uy” tinh thần của Giáo hoàng mà linh mục mô tả như một “bậc thầy” của nhân loại.
Cách đây ba năm, chiều 13 tháng 3-2013, các hồng y họp mật nghị bầu Hồng y Argentina Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, kế vị Đức Bênêđictô XVI vừa từ nhiệm. Ba năm đầu tiên Đức Phanxicô đã tiến hành cuộc cải cách Giáo hội, trong cấu trúc, trong cách quản trị, nhưng cũng cả trong thái độ đối với thế giới. 50 ngày đã đánh dấu chặng đường đáng kể ba năm đầu tiên triều giáo hoàng của ngài.
Hơn 800 bài diễn văn, bài giảng, 382 thánh lễ ở Nhà nguyện Thánh Mácta, 124 buổi tiếp kiến chung, 12 chuyến đi ngoài nước Ý. Đó là các con số cho ba năm đầu tiên giáo triều của Đức Phanxicô được bầu chọn ngày 13 tháng 3-2013.
Từ khi được bầu chọn ba năm nay, Đức Phanxicô dấn thân đến những vùng căng thẳng, những nơi có trạng huống bi thảm của nhân loại, những nơi bị lãng quên trên thế giới. Trong một thế giới đa cực, vừa lệ thuộc qua về, vừa khép kín mà ngài xem thế giới này như “đang ở trong cuộc chiến từng phần”, ngài tìm cách để nói đến những gì phân cách dựa trên các tiến trình khác nhau của giải hòa và của xích lại gần nhau.
Chưa bao giờ các nhà vatican học dùng chữ “chưa từng có” nhiều như vậy để nói về các hoạt động của triều Giáo hoàng Phanxicô. Từ chiều đầu tiên 13 tháng 3-2013, Đức Phanxicô đã không ngừng gây ngạc nhiên về phong cách duy nhất của ngài.